Kết quả tìm kiếm cho "Khu lưu niệm Bác Tôn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1106
Sáng 21/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thực trạng và giải pháp khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đường sông gắn với chợ nổi Long Xuyên”, với sự tham dự của 80 đại biểu Hiệp hội du lịch ĐBSCL; doanh nghiệp du lịch tỉnh An Giang, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh dự.
Ngày 19/12, triển lãm "Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch" đã khai mạc tại Di tích Đường Xoài, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Cách đây 80 năm, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám – Trần Hưng Đạo (tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, chỉ vỏn vẹn 34 chiến sĩ “đầu trần chân đất”. Chẳng ai ngờ, đội quân ấy mang sức mạnh “Thánh Gióng”, lớn mạnh không ngừng!
Trong 2 ngày (18 và 19/12), tại An Hòa Tự, thị trấn Phú Mỹ (huyện Phú Tân), Đại hội đại biểu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Ngày 7/12, tại huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), Ban Quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tổ chức Triển lãm ảnh chuyên đề “Thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng”, kỷ niệm 192 năm Ngày truyền thống thành lập tỉnh An Giang (22/11/1832 – 22/11/2024) và chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
Di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là 1 trong tổng số 66 đề xuất được xem xét trong Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại Trung tâm hội nghị Conmebol, thủ đô Asunción, Cộng hòa Paraguay, ngày 4/12/2024.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng mà giờ đây đã trở thành một biểu tượng cho nền ẩm thực phong phú của người Việt Nam nói chung và vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, vươn tầm ẩm thực thế giới.
Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Tích cực, trách nhiệm trong thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh cũng như Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (năm 1981), Việt Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; qua đó giúp vai trò và địa vị của phụ nữ Việt Nam ngày càng được cải thiện. Song, chặng đường thúc đẩy bình đẳng giới toàn diện và bền vững ở Việt Nam vẫn còn không ít trở lực.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, sức mạnh nội sinh và động lực quan trọng để phát triển đất nước. Chính vì vậy, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước, cấp ủy Đảng, chính quyền xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Là vùng đất cố đô, Thừa Thiên Huế mang trong mình bao trầm tích văn hóa. Ngoài những di sản vật thể và phi vật thể đã được nhân loại vinh danh, văn hóa làng, xã cũng như lối sống và cốt cách đã làm nên bản sắc riêng có của con người xứ Huế, cần được bồi đắp, phát huy trong thời đại mới và được ví như sợi dây gắn kết, “níu giữ” đạo đức, nguồn cội. Đã có nhiều người mải mê theo đuổi với văn hóa làng, xã ấy bằng niềm đam mê và tình yêu quê hương tha thiết.